Nội dung Chủ_nghĩa_Marx–Lenin

Chủ nghĩa Marx – Lenin gồm có 3 phần chủ yếu:

  1. Triết học Marx – Lenin
  2. Kinh tế chính trị Marx – Lenin
  3. Chủ nghĩa xã hội khoa học

Triết học

Bài chi tiết: Triết học Marx-Lenin

Kinh tế chính trị

  • Mâu thuẫn giữa nền sản xuất tập trung xã hội hoá cao độ với trình độ cao và quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa dẫn đến cuộc đấu tranh chính trị giữa giai cấp vô sản và tư sản để xác định hình thức sở hữu tư liệu sản xuất phù hợp với trình độ sản xuất. Thực tế hiện nay các nước có nền kinh tế tư bản chủ nghĩa đã có sự điều chỉnh, phát triển kinh tế gắn với an sinh xã hội. Sự điều chỉnh này đã làm cho chủ nghĩa tư bản thích nghi, tồn tại, và phát triển nhưng các nhà kinh tế và các chính trị gia cánh tả cho rằng điều đó không làm thay đổi bản chất bóc lột của giai cấp tư sản. Sự điều chỉnh đó khiến phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản ở các nước tư bản phát triển không còn mạnh mẽ như trước.
  • Phương thức sản xuất Xã hội chủ nghĩa thay thế phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa. Các thay đổi ở các nước dựa trên nền tảng chủ nghĩa Marx – Lenin, nhất là ở mặt chấp nhận nhiều thành phần kinh tế và đảng viên Đảng cộng sản làm kinh tế tư nhân, đã thể hiện sự chấp nhận nền kinh tế tư bản chủ nghĩa trong thời kỳ quá độ. Điều này cho thấy mong muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội trong thời gian ngắn là quá hấp tấp vội vã, mà cần tôn trọng quy luật khách quan mà chủ nghĩa duy vật lịch sử đã chỉ ra.

Chủ nghĩa xã hội khoa học

Marx xác định đây là học thuyết "mở", sẽ có các chi tiết nhỏ không còn phù hợp trong tương lai cần điều chỉnh, bổ sung và phát triển.

Các quan điểm của V. I. Lenin

  • Xác định điều kiện đã thay đổi: Chủ nghĩa tư bản từ tự do cạnh tranh tiến đến giai đoạn tột cùng của nó là chủ nghĩa đế quốc.
  • Xác định thời cơ ra đời của Đảng cộng sản. Khẳng định cách mạng nổ ra không chỉ trong lòng xã hội tư bản phát triển cao mà còn tại các nước có nền kinh tế lạc hậu nhưng các điều kiện của cuộc cách mạng vô sản đã chín muồi.
  • Cụ thể hóa các mối quan hệ giữa chính trị – kinh tế sau thời điểm cách mạng tháng 10 (năm 1917) thắng lợi và tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội hiện thực tại Liên bang Xô Viết.